Page Nav

HIDE

Bài mới

latest

Dinh dưỡng dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Dinh dưỡng dành cho người suy giãn tĩnh mạch sẽ trình bày cho chúng ta biết nên ăn uống gì để mau chóng cải thiện, cách phòng ngừa, nguyên n...

Dinh dưỡng dành cho người suy giãn tĩnh mạch sẽ trình bày cho chúng ta biết nên ăn uống gì để mau chóng cải thiện, cách phòng ngừa, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi giãn tĩnh mạch chi dưới ngày nay được xem như bệnh thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số, đặc biệt tỷ lệ mắc phảinữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Đây bệnh của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gâytrệ tuần hoàn ở chi dưới, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chất lượng cuộc sống của người bệnh.  

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chân hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim gâytrệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch huyết khối tĩnh mạch sâu 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường than phiền về các triệu chứng như cảm giác tức nặng hai chân, đôi khi thấy phù chân vào cuối ngày, đau bắp chân, chuột rút hoặc có cảm giác tê rần ở hai chi dưới. 
  • Trong giai đoạn sau của bệnh, thầy thuốc có thể quan sát được các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da. Tình trạng loét da chân do thiếu dinh dưỡng, viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở những trường hợp nặng. Lúc này dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này chỉ thuyên giảm chậm và khó lành. 
  • Bệnh biểu hiện và diễn tiến nặng nề hơn ở phụ nữ có thai. Lí do cho tình trạng này là khi mang thai tử cung to nên chèn ép máu tĩnh mạch về tim nhiều hơn và sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm xấu thêm tình trạng giãn tĩnh mạch chân. 
20200514 benh suy gian tinh mach chan co nguy hiem hay khong 

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

  • Tích cực vận động: Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới 
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Thức ăn mặn hoặc giàu natri có thể khiến cơ thể giữ nước. Do đó, hãy cắt giảm các món ăn này để tình trạng trên. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn giàu kali và chất xơ 
  • Bổ sung thực phẩm có chứa flavonoid: Các loại thực phẩm có chứa flavonoid có thể làm giảm chứng suy giãn tĩnh mạch nhờ vào khả năng cải thiện lưu thông máu 
  • Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài: Đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài khiến máu khó lưu thông trong các tĩnh mạch ở chân và gây áp lực trong tĩnh mạch. Về lâu dài, nó còn có thể khiến máu tụ quanh mắt cá chân; đồng thời mang lại cảm giác đau nhức, sưng ở bàn chân và bắp chân. 

Dinh dưỡng dành cho người suy giãn tĩnh mạch

  • Omega 3: omega-3 có tác động tích cực đến sự linh hoạt của động mạch, giúp giảm tình trạng cứng động mạch 
  • Vitamin C: có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen và elastin, đây là 2 hoạt chất có vai trò quan trọng đối với sự bền vững và đàn hồi của thành mạch máu. 
  • Vitamin E: hoạt động như 1 chất làm loãng máu tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch 
  • Protein: Giúp tái tạo, sửa chữa những hư tổn thành mạch máu 
  • Chất xơ: Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Vì thế nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và bổ sung chất xơ mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

 

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ để được tư vấn trước khi sử dụng

Không có nhận xét nào