Page Nav

HIDE

Bài mới

latest

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

7 biểu hiện tiểu đường tuyp 2 Mắt bị mờ - Đây là triệu chứng dễ xảy ra nhất bao gồm các bệnh như võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, võng m...

7 biểu hiện tiểu đường tuyp 2

Mắt bị mờ

- Đây là triệu chứng dễ xảy ra nhất bao gồm các bệnh như võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, võng mạc tăng sinh. 

– Phù hoàng điểm là khi điểm vàng bị sưng lên do chất lỏng bị rò rỉ, đây vốn là bộ phận giúp bạn nhìn rõ mọi vật, tuy nhiên khi mắc tiểu đường tuýp 2 bạn sẽ nhìn sự vật hình lượn sóng và không ổn định màu sắc. 

– Võng mạc tăng sinh là khi mạch máu bị rò rỉ và trung tâm của mắt, bạn có thể nhìn thấy nhiều đốm hoặc nhiều điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp rắc rối với tầm nhìn vào ban đêm.

Mệt mỏi kéo dài

Đường (glucose) đóng vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Khi lượng đường máu tăng cao vượt mức cho phép, glucose bị thiếu hụt, các tế bào bị đói, năng lượng bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng người bệnh thấy mệt mỏi thường xuyên. Bên cạnh đó các nguy cơ tổn thương thành mạch máu có thể dẫn đến các biến chứng trên tim, mắt, gan, thận, thần kinh… cũng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói

Người bệnh luôn rơi vào tình trạng thèm ăn liên tục, cho dù ăn rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói. Đó là lý do vì sao cần điều trị insulin. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.

Hay khát nước và đi tiểu nhiều

Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao,  đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất, từ đó kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.

Vết thương lâu lành

Trường hợp này xảy ra là do khi lượng đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành. Ngoài ra cũng có thể do lượng đường máu cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể


Đau và tê ở chân hoặc tay

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các vi mạch bị tổn thương, các dây thần kinh bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tê bị. Người bệnh sẽ cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.

Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: Da khô, ngứa, da bong tróc, cảm thấy lạnh, dễ bị bầm tím chân tay, bị tê ngón chân, ngón tay rồi lan dần đến cả bàn chân, bàn tay…

Sụt cân không rõ lý do

Có nhiều lý do dẫn đến việc sụt cân trong đó nhiều khả năng là do bệnh tiểu đường. Khi insulin không đủ sẽ ngăn cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.

Quan niệm đúng về bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường được điều trị đúng, về nguyên tắc, có thể có cuộc sống và tuổi thọ như người khoẻ mạnh. Hãy biết tự chăm lo, kiểm soát bệnh bằng những kiến thức và phương pháp khoa học để tạo nên những điều kiện tốt nhất. Các bác sĩ điều trị sẽ cố vấn và cung cấp thông tin, sự trợ giúp và phương pháp điều trị phù hợp với cách sinh hoạt mà người bệnh đã chọn cho mình. Vậy bạn phải không ngừng học hỏi; tìm hiểu về bệnh của mình

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tăng cường vận động, tránh lối sống tĩnh tại

- Không ngồi, nằm xem tivl nhiều giờ liền. 

- Tham gia chơi thể thao hơn là xem người khác chơi. Cố gắng hạn chế sử dụng các phương tiện hiện đại: nên đi xe đạp thay vì đi xe máy; không dùng thang máy khi chưa thực sự cần thiết. Nếu đi xe buýt nên xuống trước một bến.

- Tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày. Nếu không có đủ thời gian, chỉ cần tập 3 lần/tuần, mỗi lần 45-60 phút cũng có tác dụng tốt. Tập vào bất cứ thời điểm nào trong ngày (sáng, chiều, tối) vì hiệu quả đều như nhau.

- Với người có tuổi, cơm bưng nước rót tận nơi như truyền thống chưa chắc là hay, nếu nhìn từ góc độ y học.


Xây dựng thói quen ăn uống tốt cho gia đình và bản thân

- Ngồi vào bàn ăn trong không khí ấm cúng, vui vẻ.

- Tắt tivi trong khi ăn

- Ăn chậm, nhai kỹ

- Ăn rau, thịt cá trước khi ăn tinh bột

- Tránh bỏ bữa, không ăn quà vặt ngoài bữa chính.

- Giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo và đường, ăn nhiều rau và hoa quả khác nhau.

- Tránh dùng nhiều mỡ khỉ chế biến thức ăn. Nên chọn món luộc hơn món rán. 

- Hạn chế đồ uống có đường và rưỢu, bia.

- Không nên ăn quá nhiều vào bữa chiều - tối.

Không có nhận xét nào